Mai vàng là loại hoa không thể thiếu trong mỗi dịp tết nguyên đán của người dân Nam bộ nói riêng và khắp cả nước nói chung. Loài hoa này ẩn chứa trong mình cả tâm hồn của dân tộc, cả một màu sắc của quê hương Việt Nam. Dân gian thường quan niệm rằng, màu vàng của hoa mai là sự tượng trưng cho may mắn và tài lộc. Hoa mai nở vàng rực mỗi dịp đầu năm là gia đình sẽ làm ăn phát tài phát lộc, một năm sung túc, ấm no. Nhưng việc trồng và chăm sóc mai vàng không hề đơn giản nếu bạn không có những kiến thức cơ bản cũng như một số kinh nghiệm nhỏ.
Quy trình chăm sóc cây mai vàng
Như một chu kì hàng năm, sau khi hoa nở cây mai vàng lại bắt đầu một chu kì sinh trưởng mới. Cây tạo ra một lớp lá mới để phát triển, duy trì nòi giống cho những năm sau. Có một sai làm cơ bản mà những người chơi mai thường mắc phải đó chính là việc để hoa mai nở hết, đậu quả cho đến khi trái chính mới thôi, mọi người thường nghĩ kết trái xong cây sẽ ra hoa tươi tốt. Nhưng chu kỳ đó chỉ đúng với những cây mai được trồng trong chậu hoặc dưới đất và được chăm sóc kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Vì khi cây ra hoa và kết quả mức độ dinh dưỡng cần tới rất cao. Nếu cây không được chăm sóc thường xuyên sẽ khiến cho cây bị bệnh, thiếu chất dinh dưỡng và có thể dẫn tới chết cây.
Mai vàng được chăm sóc thông qua 3 giai đoạn: Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch), Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ (Thường từ tháng 5 đến tháng 10), Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa (Thường từ tháng 10 đến tháng 12)
Tìm hiểu thêm Kỹ thuật trồng mai vàng, quy trình, khoảng cách trồng mai vàng được chia sẻ bởi chuyên gia
1.Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (Thường từ tháng 1 âm lịch kéo dài đến tháng 5 âm lịch)
Sau đợt hoa mai vàng nở rực rỡ mỗi dịp tết, bạn nên hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây mai vàng. Nếu cây đang khoẻ mạnh thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, lúc này cây sẽ phát triển rất nhanh, những lá non sẽ phát triển mạnh. Nếu cây còn yếu hoặc bạn không rõ về sự phát triển của cây trước đây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây (bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chăm sóc cây cảnh) đến khi cây có tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau (trường hợp cây còn yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cho cây
Ở giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic và phân lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng. Phân bón được sử dụng theo công thức sau: Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Đối với Dynamic 7 đến 10 ngày bón 1 lần, phân lân bón 2 tuần 1 lần. Bạn có thể ngâm chúng đó vào 1 lít nước và tưới cho cây (tưới trực tiếp vào đất, gốc cây). Bạn có thể mua phân tại các cửa hàng cây cảnh, nên mua với số lượng đủ lớn để dùng dần cho cây.
Nếu bạn mua cây mà trong đất trồng cây chứa toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay đất ngay. Hoặc tưới phân cho cây đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm vào đất chất trồng mới khoảng 1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ luôn phát triển bình thường.
Thông thường những người kinh doanh mai vàng thường trồng theo kiểu công nghiệp, tưới phân hàng ngày cho cây, hàng tuần. Nếu bạn không đảm bảo có thể tưới phân đều thì nên chọn loại đất trồng giữ được chất dinh dưỡng cho cây. Nếu đất trồng cây là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì đất phù sa giữ được dinh dưỡng rất tốt cho cây. Việc sử dụng đất phù sa để trồng mai vàng sẽ giúp bạn giảm được công sức chăm sóc, tiết kiệm được chi phí mà cây mai vẫn phát triển tốt.
Sau những ngày tết, mai vàng ra hoa, kết quả, ngay lúc này bạn đừng nghĩ tới việc sẽ uốn cây hay làm sao cho cây ra hoa rực rỡ vào năm sau. Sau khi ra hoa cây cần một lượng dinh dưỡng rất lớn. Nên làm sao để cây sống sót và phát triển bình thường luôn là yếu tố quan trọng nhất.
Lưu ý nhỏ nhỏ cho những người chơi mai: Khi cây mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết bộ rễ của cây, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi thường mắc phải. Chỉ nên tưới kích rễ cho cây mà thôi.
Nếu bạn là người chơi mai lâu năm, hiểu được cây mai của mình thì có thể thay đất trồng cho mai ngay sau dịp tết. Tuy nhiên nếu là người mới chơi, bạn không nên thay đất vào dịp này, nếu loại đất không thích hợp, không đủ dưỡng chất có thể làm cho cây mai bị chết.
Nhớ là từ khi mai nhú chồi non thì phải phun thuốc ngừa sâu bệnh và đặc biệt là bọ trĩ, nếu gia đình bạn trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá mai chuyển già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển sang lo ngừa bệnh nhện đỏ cho cây.
Cũng như các loại cây khác, cây mai vàng cũng cần có ánh nắng. Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4 đến 5 tiếng mỗi ngày để cây phát triển khoẻ mạnh.
Xem thêm Bí quyết chăm sóc mai vàng sau tết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
2.Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ (Thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10)
Nếu cây mai vàng được chăm sóc tốt trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng thì giai đoạn kết nụ và nuôi nụ là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ. Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết như không có sự xuất hiện của sâu bệnh hại cây trồng. Nếu ở gia đoạn sau tết, cây đã có một tàn lá tươi tốt thì giai đoạn này bạn hoàn toàn có thể để cây phát triển một cách tự nhiên.
Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là vào giữa tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo việc hoa sẽ nở sớm. Tỉa chèo là cắt bớt những tàn lá mọc dài quá, bạn có thể cắt tỉa theo hình dáng mà bạn mong muốn.
ở giai đoạn này bạn có thể tạo dáng cho cây, uốn cây theo ý bạn muốn, bạn có thể sữ dụng dây kẽm để uống tán cho cây. Sau đó cắt tàn cho cây, một thời gian ngắn sau cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường.
Đây là giai đọan bạn nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic. Trong khoảng thời gian này chỉ cần cung cấp cho cây một lượng phân nhỏ để duy trì hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
Bất kì giai đoạn phát triển nào của cây cũng có sự xuất hiện của các loại sâu bệnh. Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm lại bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bạn nên nhớ phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm và tạo điều kiện cho nấm phát tiêrn, cây rất dễ sinh bệnh.
Bài viết liên quan cách uốn mai vàng đẹp nhất được chia sẻ bởi các chuyên gia
3.Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa (Thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12)
Đến giai đoạn này thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng bắt đầu có dấu hiệu đã già đi. Chỉ chờ ngày vặt lá để ra ccho ra hoa. Nhiệm vụ của các bạn bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12 âm lịch. Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt, cây mai có nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và chu kì bón là 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc hàm lượng Kali cao hơn. Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về chăm sóc hoa mai vàng, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ. Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm phân NPK có hàm lượng Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây.
Nếu lá già quá, hay lá chuyển sang ngả vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N cao. Phun tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục trong vòng 5 ngày liền. Sau đó các bạn chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng nơi cũng như loại cây mai mà khác nhau từ 1 đến 5 ngày.
Tóm lại quy trình chăm sóc mai vàng dành cho những người mới chơi được gói gọn trong các bước sau:
Xả tàn, thay phân cho cây
Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được, loại phân này cũng chứa một lượng dưỡng chất nhất định cần cho sự phát triển của cây.
Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ để phòng và chữa bệnh cho cây.
Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể, hạn chế hóa chất khi cây vẫn phát triển bình thường.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng.
Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất. Nếu bạn muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không gây ảnh hưởng chết cây mà chỉ làm hoa không nở đúng dịp tết thôi.
Trên đây là một số kinh nghiệm về chăm sóc cây mai vàng cho những người mới chơi hoa. Hi vọng từ những kiến thức cơ bản đó mà bạn có thể áp dụng vào tuỳ vùng miền, tình trạng cây mai vàng của mình mà có quy trình chăm sóc cũng như phân bón cho cây mai vàng một cách hợp lý nhất có thể. Hãy chọn lọc những chia sẻ chăm sóc mai vàng phù hợp cho cây mai của bạn tùy vào từng thời điểm để mai vàng phát triển tốt và ra hoa đúng vào dịp tết.